Hiện tỉnh An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với dịch vụ phát triển du lịch, trong đó có 26 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Từ gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề. Đặc biệt, 14 làng nghề truyền thống đã tồn tại từ trên 50 năm: Nghề rèn Phú Mỹ (Phú Tân), nghề dệt gấm Mỹ A (TX. Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong (TX. Tân Châu) trên 100 năm, làng nghề mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) xuất hiện từ giữa thế kỷ 18, làng nghề nấu đường thốt nốt… Đây là một trong những tour du lịch tiêu biểu gắn với làng nghề truyền thống và đã được triển khai hiệu quả trong thời gian qua. Vài năm trở lại đây, An Giang có thêm nhiều làng nghề mới sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng được khách du lịch ưa chuộng, được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương: Nghề dệt chiếu Uzu, mỹ nghệ tre bông, tranh lá thốt nốt, thắt bính lục bình. Làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, phát triển du lịch gắn làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, bản sắc văn hóa và con người An Giang. Những năm qua, An Giang đã hình thành 6 điểm “gắn kết” du lịch với phát triển làng nghề thủ công nghiệp như tuyến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng với làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh; làng nhang Bình Đức (TP Long Xuyên), làng nghề dệt thổ cẩm Châu Giang (TX Tân Châu) gắn với Trung tâm du lịch cộng đồng Châu Phong; làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo, An Hảo (huyện Tịnh Biên), làng nghề sản xuất đường thốt nốt An Phú (huyện Tịnh Biên) gắn với mô hình du lịch nông nghiệp; làng nghề mộc Chợ Thủ gắn với mô hình du lịch sinh thái cù lao Giêng… Có dịp đến An Giang, dừng chân ở TP. Long Xuyên, du khách sẽ được đưa đi tham quan làng nghề se nhang ở Bình Đức (lưu truyền trên 60 năm), làm bánh tráng Mỹ Khánh (đã có 55 năm) và làng nghề làm lưỡi câu Mỹ Hòa (hơn 65 năm). Bên cạnh đó, du khách có thể đến tham quan tại Di tích cấp quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, vườn sinh thái cù lao Mỹ Hòa Hưng. Rời Long Xuyên, du khách đến huyện Chợ Mới tham quan làng nghề chằm nón Hòa Bình, Hội An, đan đát Long Giang, mộc Mỹ Luông, đặc biệt là làng nghề mộc chợ Thủ đã có từ giữa thế kỷ XVIII. Các sản phẩm làng nghề làm ra rất đa dạng, như: Tủ, bàn, ghế, khánh thờ... được chạm trổ rất tinh vi. Ngoài ra, du khách có thể du lịch sinh thái ở 3 xã cù lao Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân và Mỹ Hiệp gắn với tham quan nhà thờ cù lao Giêng, chùa chiền. Nếu có thời gian thì ngược lên vùng Thất Sơn, du khách không chỉ viếng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, tham quan làng bè (TP. Châu Đốc) mà còn có dịp thăm làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong, tơ lụa Tân Châu nằm bên bờ sông Hậu. An Giang có trên 10 làng Chăm trải dài từ biên giới Khánh Bình, Khánh An (An Phú), TX. Tân Châu, xuống tận huyện Châu Phú, Châu Thành. Bước vào làng Chăm, du khách thỏa thích ngắm những ngôi nhà có kiểu kiến trúc, hoa văn trang trí mang nét đặc trưng của dân tộc thiểu số này. Mỗi làng Chăm luôn có một thánh đường Hồi giáo bề thế, uy nghi. Thấp thoáng bên song cửa sổ, những cô gái Chăm ngồi quay tơ hay dệt thổ cẩm. Phụ nữ Chăm luôn mặc trang phục truyền thống, vẫn choàng trên đầu chiếc khăn sặc sỡ nên càng làm tôn thêm nét duyên dáng, huyền bí. Từ gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề thủ công nghiệp có trên 6.300 hộ dân với gần 20 ngàn lao động nông thôn có thêm việc làm, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất hàng năm từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đạt trên 500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 300 ngàn USD. Đường thốt nốt - đặc sản An Giang được đổ vào khuôn Chị Hồ Thanh Vân - chủ một điểm du lịch homestay ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng chia sẻ: “Đối với khách nước ngoài, ngay tính cách bình dị, phóng khoáng, dễ gần của người dân Nam bộ đã thu hút họ. Khi tham gia dự án du lịch nông dân, chúng tôi còn được tập huấn kiến thức về phục vụ khách, chế biến các món ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách thưởng thức. Qua đó, tạo ấn tượng tốt. Mùa nước nổi, du khách thỏa thích tham gia giăng lưới bắt cá trên Búng Bình Thiên, một loại hình du lịch chỉ có ở An Giang Tuyến du lịch tiếp theo cũng khá hấp dẫn là thăm làng nghề dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo, đường thốt nốt Tịnh Biên và Tri Tôn gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, lâm viên núi Cấm, đồi Tức Dụp và thăm làng nghề tranh lá thốt nốt gắn với khu du lịch Thoại Sơn. Vài năm gần đây, An Giang xuất hiện nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng, được khách du lịch ưa chuộng và xuất khẩu mạnh. Các sản phẩm được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mỹ nghệ tre bông, gỗ ghép, tranh lá thốt nốt, chạm khắc gỗ... Trong đó, làng nghề dệt thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo (Tịnh Biên) mang đậm nét độc đáo văn hóa đặc thù của đồng bào dân tộc được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng... Bên cạnh những lợi ích về kinh tế- xã hội, hình thức du lịch gắn với làng nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương, ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bình quân mỗi tháng, THT đón trên 600 lượt khách đến tham quan, đa số là người nước ngoài. Đồng bào Chăm ở xã Châu Phong đã biết khai thác các sản phẩm truyền thống đặc trưng nên các sản phẩm xà rông, túi xách, khăn choàng… luôn thu hút khách tham quan. Anh Mohamal Haji Tares (ấp Phũm Soài, Châu Phong) cho biết, để đa dạng hóa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đòi hỏi các nghệ nhân không ngừng sáng tạo các hoa văn, phối màu khác nhau. “Thổ cẩm người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng làng nghề vẫn bảo lưu đậm các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua việc sử dụng khung dệt phóng thoi”, anh Mohamal Haji Tares nói. Những năm gần đây, Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên), đang nở rộ dịch vụ du lịch homestay. Với khoảng 10 nhà dân làm homestay, du khách đến ăn, ở và sinh hoạt cùng gia đình người dân. Đến đây, du khách có thể đắm mình vào các hoạt động: Câu cá, câu rắn mối, vò lá sâm, nướng bánh kẹp, hái táo, sơri, tát mương bắt cá, tát đìa, dỡ chà, bẻ ấu, câu cá, mò ốc, trồng rau, tưới rẫy... Cùng nông dân chế biến và thưởng thức các chiến lợi phẩm, tận dụng lợi thế kênh rạch, cho du khách tự bơi xuồng, chèo ghe, đi cầu tre… Theo ông Phạm Thế Triều - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang, làng nghề là tiềm năng của du lịch An Giang, nhưng đến nay khai thác còn hạn chế, phần đông người làng nghề lại làm du lịch theo kiểu tự phát, du khách thì thường tự tìm đến làng nghề là chính chứ ít đi theo tour và không ít làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. “Hiện nay, nhu cầu của du khách khi đến làng nghề không chỉ dừng lại ở ngắm nhìn, mua sắm mà còn muốn được tham gia, học kỹ năng làm nghề để có thể tự tay tạo ra sản phẩm. Để thu hút khách, các làng nghề phải giữ được nghệ nhân, có phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển làng nghề. Hơn nữa, trong việc phát triển gắn với du lịch, các làng nghề nên có hai khu vực, một khu trưng bày sản xuất các mặt hàng, một khu để khách trải nghiệm kỹ thuật nghề, xem các nghệ nhân trình diễn...”, ông Triều nói. |